BỆNH EHP TRÊN TÔM

BỆNH EHP TRÊN TÔM

 

EHP

  • Bệnh EHP trên tôm là bệnh do Enterocytozoon Hepatopenaei, viết tắt là EHP, là bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú.
  • Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một loại vi bào tử trùng ký sinh ở tuyến gan tụy của tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nó sẽ khiến cho tôm bị chậm lớn, nhiễm trùng mãn tính hoặc nghiêm trọng hơn nữa là khiến tôm chết dù tỷ lệ chết không cao. Điều này khiến giá trị tôm thành phẩm giảm, chi phí đầu tư cao do tôm vẫn tiêu thụ thức ăn như bình thường nhưng lại không lớn.
Cấu tạo của nội ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)
Cấu tạo của nội ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)
  • EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là vi bào tử trùng có kích thước rất nhỏ. Các tế bào EHP thường sẽ có kích thước chiều dài khoảng 1,1 μm, chiều rộng tế bào khoảng từ 0,5-0,7 μm. Mỗi tế bào EHP sẽ có 1 sợi cực duy nhất và có độ dài khoảng 0,5μm, với 4-5 vòng xoắn.
Ảnh nhuộm tế bào biểu mô của EHP
Ảnh nhuộm tế bào biểu mô của EHP
  • Lần đầu tiên Việt Nam phát hiện bệnh do EHP gây ra là trên tôm sú vào năm 2015.

Đường lây truyền EHP

  1. EHP có thể truyền dọc từ tôm bố mẹ sang ấu trùng tôm con.
  2. EHP cũng được lây nhiễm cho tôm theo chiều ngang:
  • EHP lây nhiễm cho tôm từ nguồn thức ăn tươi sống, 2 mảnh vỏ và Artemia,..
  • EHP lây nhiễm cho tôm qua môi trường nước ao: Phân tôm, thức ăn dư thừa,..
  • Vỏ tôm và ngoại ký sinh (trùng loa kèn, zoothamnium, khuẩn sợi,..) cũng là một trong những nguyên nhân làm tôm bị nhiễm EHP.
Khuẩn sợi và trứng loa kèn bám vào phụ bộ tôm
Khuẩn sợi và trùng loa kèn bám vào phụ bộ tôm

Cơ chế lây nhiễm EHP

  • Ban đầu, bên ngoài môi trường nước EHP chủ yếu sống dưới dạng tự do và dựa vào đĩa bám để bám vào các giá thể như khuẩn sợi, trùng loa kèn, vỏ tôm,.. những giá thể trên cũng chính là những nguyên nhân làm tôm bị nhiễm EHP tiềm ẩn. Mục đích của việc này, đó là chúng sẽ tìm cơ hội để xâm nhập và tế bào gan tụy của tôm.
  • Khi EHP xâm nhập vào được tế bào gan tụy tôm, chúng sẽ thực hiện quá trình phóng sợi cực ra bên ngoài và ghim vào tế bào gan tụy của tôm. Khi đó, sợi cực của EHP có tác dụng hút các chất dinh dưỡng từ tế bào tôm để nuôi cơ thể chúng phát triển, bên cạnh đó sợi cực này còn có tác dụng giúp EHP sinh sản trong gan tụy tôm thông qua việc truyền nhân DNA của mình sang tế bào gan tụy tôm.
  • Sau đó bên trong tế bào, các bào tử sẽ tăng sinh. Các bào tử trưởng thành sẽ phát triển và được phóng thích, làm tổn thường tế bào gan tụy, chúng trở lại ruột. Lúc này chúng sẽ làm tổn thương tế bào ruột, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa.
  • Cuối cùng các bào tử này bong ra và đi ra ngoài theo phân tôm. Tiếp tục trở thành nguồn lây nhiễm cho những tôm chưa mắc bệnh.
Vòng đời của EHP
Vòng đời của EHP

Tốc độ lây nhiễm EHP

  • Tôm khỏe mạnh sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh khi sống chung với tôm đã nhiễm EHP hoặc khi sống trong môi trường có sẵn mầm bệnh trong vòng 10 – 15 ngày.
  • Thời gian nhiễm bệnh cũng sẽ nhanh hơn là trong vòng 1 tuần nếu tôm ăn phải thức ăn bị nhiễm EHP và trong vòng 15 ngày nếu tiếp xúc với đất ao bị nhiễm EHP.
  • Tôm nuôi trong ao đất không có hố xi-phông sẽ khiến bệnh EHP trên tôm lây nhiễm nhanh hơn do không loại bỏ chất thải hữu cơ và bào tử trong ao.
  • Đối với tôm PL (tôm giống) bà con cần chú ý:
  • Tôm PL (tôm giống) đã được test PCR âm tính với EHP nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm. Tỷ trọng này chiếm khoảng 20% -30% trong tuyến gan tụy, có thể gây bệnh phân trắng trong 65 – 79 ngày.
  • Đối với tôm PL (tôm giống) được phát hiện dương tính với EHP ở cường độ 50% – 60% trong tuyến gan tụy, khi chuyển qua ao nuôi có thể gây bệnh phân trắng trong vòng 30 – 55 ngày.
  • Tôm PL (tôm giống) bị nhiễm EHP nặng sau khi test PCR với cường độ 60% – 90% trong tuyến gan tụy thì nó có thể gây bệnh phân trắng trong 14 – 20 ngày.

Nhận biết bệnh EHP trên tôm

  • Tôm tăng trọng chậm, nhảy size chậm, tăng trưởng không đều, mức tăng trưởng chỉ đạt từ 10-40% so với bình thường. 
  • Lượng thức ăn cho tôm ăn không tăng theo ngày mà giảm dần ăn, chỉ chiếm 50-70%.
  • Tôm bị EHP, biểu hiện rõ nhất vào giai đoạn 40-60 ngày.
  • Tôm bị nhiễm EHP nặng sẽ xuất hiện phân trắng vụn nát, chìm xuống đáy hồ nuôi, đối với ao đất sẽ khó phát hiện, ao bạt và xi phông sẽ thấy, gan tụy sẽ mất màu.
So sánh tôm bình thường và tôm bị EHP
So sánh tôm bình thường và tôm nhiễm EHP
  • Tôm nhiễm EHP biểu hiện đục cơ, thường thấy ở đốt thứ 6 tới đốt thứ 3.
Hoại tử cơ trên tôm do bệnh EHP
Hoại tử cơ trên tôm do bệnh EHP

Hậu quả của vi bào tử trùng EHP

  • Khi tôm bị nhiễm vi bào tử trùng, EHP sẽ ký sinh, hút chất dinh dưỡng, phá vỡ tế bào gan tụy, tôm không còn đủ chất dinh dưỡng, không đủ khả năng lột xác và sức khỏe để tăng trưởng.
  • Tôm chậm lớn, còi cọc và hao lác đác liên tục trong thời gian dài.
  • Một số trường hợp tôm bị EHP nặng sẽ bội nhiễm với bệnh phân trắng và một số bệnh nguy hiểm khác như: Đốm trắng (WSSV), hoại tử gan tụy cấp (AHPND),..dẫn đến tỷ lệ tôm chết lên đến 100% trong thời gian ngắn.
Size tôm trong một ai bị nhiễm EHP
Size tôm trong một ai bị nhiễm EHP

Cách phòng bệnh EHP trên tôm

– Kiểm soát bệnh EHP trên tôm ngay từ trại tôm nuôi bố mẹ:

  • Tại trại tôm nuôi tôm bố mẹ, bà con chỉ sử dụng thức ăn đã được kiểm tra EHP hoặc thức ăn được đông lạnh liên tục trong 2 giờ đồng hồ với nhiệt độ âm 20°C (ở nhiệt độ này các bào tử EHP sẽ bị phá hủy), tiệt trùng hoặc chiếu xạ bằng tia Gamma.
  • Tôm đưa vào hệ thống nuôi cần được kiểm tra bệnh kỹ lưỡng, chỉ thả nuôi khi tôm sạch bệnh EHP.

– Kiểm soát bệnh EHP ở trại tôm giống:

  • Ngâm bể ương và toàn bộ đường ống bằng NaOH liều 2,5% trong 3 giờ, sau đó để khô trong 7 ngày. Việc làm này sẽ giúp pH được nâng lên lớn hơn 9, làm cho 90% bào tử EHP bị bong ra (nghĩa là nó không thể nhiễm vào tế bào vật chủ).
  • Thực hành an toàn sinh học chặt chẽ.
  • Kiểm tra mầm bệnh trước khi chuyển vào hệ thống nuôi (chỉ thả nuôi ấu trùng sạch bệnh EHP).
  • Thường xuyên sàng lọc EHP – các ống gan tụy bị sưng có thể cho biết tôm đã bị nhiễm EHP.
  • Nếu tôm giống ăn kém hơn bình thường thì cần kiểm tra gan tụy và lấy mẫu đi kiểm tra EHP.
  • Sử dụng thức ăn chất lượng cao để tăng cường sức khỏe tôm nuôi.

– Kiểm soát bệnh EHP ở ao nuôi thương phẩm:

  • Đảm bảo khử trùng hiệu quả toàn bộ hệ thống nuôi, bạt ao, dụng cụ và nước.
  • Chuẩn bị nước trong thời gian dài trước khi sử dụng cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm EHP.
  • Chỉ thả tôm sạch bệnh. Tiêu huỷ các lô bị nhiễm EHP.
  • Giữ đáy ao sạch sẽ, loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong ao vì nó có thể là ổ chứa bào tử EHP.
  • Điều chỉnh hệ thống khí để tạo dòng nước phù hợp.
  • Sử dụng nhôm Poly aluminium chloride (PAC) hoặc CLEAN WATER để lắng tụ các chất hữu cơ lơ lửng bao gồm cả bào tử EHP, các cặn lắng này sau đó có thể được loạt bỏ ra ngoài thông qua xi phông ở ao bạt.
CLEAN WATER
CLEAN WATER JOVE
  • Đảm bảo tất cả các nguồn nước mới cấp vào ao nuôi đều được xử lý kỹ để ngăn ngừa tái nhiễm.
  • Định kỳ 10 ngày dùng EHP KILL, với liều từ 2-5 ml/kg thức ăn, cho tôm ăn 3 ngày. Mục đích giúp khống chế EHP khi chúng xâm nhập vào gan tụy đã nở ra ở trong đường ruột.
EHP KILL
EHP KILL
  • Định kỳ 10 ngày dùng VIRUS PLUS, với liều từ 2-5 ml/kg thức ăn, cho tôm ăn 7 ngày. Mục đích giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp ngăn chặn sự xâm nhiễm của EHP, đồng thời tăng cường đại thực bào để tiêu diệt vi bào tử trùng khi chúng đã xâm nhập vào gan tụy tôm.
VIRUS PLUS
VIRUS PLUS

– Kiểm soát bệnh EHP trên tôm ở giữa các vụ nuôi:

  • Tháo cạn nước, kiểm tra kỹ đáy ao ở những chỗ bùn nhiều và những chỗ còn đọng nước – thu dọn các thiết bị sục khí để vệ sinh đáy ao hiệu quả hơn.
  • Sử dụng lớn hơn 15 ppm KMnO4 (thuốc tím) hoặc lớn hơn 40 ppm Clorine để bất hoạt các bào tử EHP (theo Kallaya, 2018).
  • Đối với ao đất có thể dùng vôi CaO với lượng lớn hơn 6 tấn/ha để nâng nhanh pH từ 9 lên đến 11. Ao phải khô hoàn toàn, bón vôi và cày đáy ao ở độ sâu khoảng 10 đến 12 cm, sau đó lấy nước vào vừa đủ ẩm để kích hoạt vôi.
  • Đối với ao bạt cần don sạch, cũng sử lý bằng CaO hả, ngâm ở đáy ao và tạt khắp bờ bạt, dùng Clorine để phun diệt vi bào tử trùng đã nở.
  • Xử lý nước trước khi thả tôm bằng CaO (nâng pH lên trên 9 để vi bào tử trùng EHP nở hết), rồi dùng Clorine liều 18g/m3 để diệt và  để loại bỏ các loài giáp xác hoang dã. Sau khi sử lý xong EHP thì hạ pH và cấp vào ao nuôi tôm.

Cách trị tôm bị EHP

  • Khi phát hiện hồ tôm bị nhiễm bệnh EHP, chúng ta sử dụng Clorine để diệt vi bào tử trùng trong môi trường để tránh lây nhiễm.
  • Hôm sau dùng CLEAN WATER để hồi phục hệ vi sinh hữu ích, lắng tụ các chất hữu cơ lửng lơ, trong đó có cả bào tử EHP, xi phông để loại bỏ phân tôm bệnh chứa vi bào tử trùng.
  • Sử dụng GARLIC BIOTIC kích thích tôm ăn, tái tạo đường ruột + VIRUS PLUS tăng cường đại thực bào + EHP KILL diệt vi bào tử trùng, tái tạo gan tụy + BERVIO dùng để chống bội nhiễm do vi khuẩn đặc biệt là Vibrio spp,  mỗi loại 500 ml/1.000 m3 nước, tạt đều khắp mặt ao.
GARLIC BIOTIC
GARLIC BIOTIC
  • Đồng thời trộn bộ 4 sản phẩm trên vào thức ăn cho tôm với liều 5 ml/kg thức ăn, ngày cho ăn 2 cữ liên tục 5-7 ngày.
BERVIO
BERVIO
  • Tiếp tục sau bà con đó trở về liệu trình phòng bệnh như đã hướng dẫn trong bài bộ giải pháp Jovepro. Sử dụng giải pháp Jovepro sẽ giúp tôm đề kháng bệnh tốt hơn, nhanh về size lớn.
  • Nếu tôm đã bị nhiễm EHP, hãy sử dụng thức ăn giàu Protein để giúp tôm tăng khả năng tiêu hoá và phục hồi tuyến gan tụy.
  • Nên bổ sung NUTRI SHRIM chứa đạm cá thủy phân đậm đặc, bổ sung thêm 20 loại acid amin, giúp cho tôm hấp thu tốt. Liều dùng 2-5 ml/kg thức ăn, sử dụng suốt quá trình nuôi tôm.
NUTRI SHRIMP
NUTRI SHRIMP
  • Không cho tôm ăn quá nhiều, việc dùng quá nhiều năng lượng cho tiêu hóa cũng sẽ làm cho tôm yếu đi.

Chúc bà con kiểm soát hiệu quả bệnh EHP trên tôm.

Tác giả bài viết: Phòng kỹ thuật Jove

Nguồn: internet

Liên hệ để làm đại lý, gia công nhãn hiệu riêng, trại mô hình của Jove:

CÔNG TY CỔ PHẦN JOVE

  • Địa chỉ: Đường Thanh Niên, khu đô thị mới Bách Việt Lake Garden, Phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang, Bắc Giang.
  • Nhà máy sản xuất: Nhà máy sinh học TKS – KCN Hòa Phú, Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
  • Điện thoại: 0833 686 786
  • Zalo: 0876 686 786
  • Tư vấn kỹ thuật: 0876 686 786
  • Email: jovejsc@gmail.com

 

Các bài viết liên quan